Liên hệ với chúng tôi ngay
0918 267 033

Chi tiết bài viết

Tập huấn PCCC cho nhân viên bảo vệ tại mục tiêu

Huyến luyện nghiệp vụ PCCC cơ bản cho nhân viên bảo vệ Yuki Á Châu

  1. MỤC ĐÍCH HUẤN LUYỆN.
  • Nâng cao vai trò, nhận thức, trách nhiệm, am hiểu về công tác PCCC cho nhân viên.
  • Giúp cho nhân viên nắm vững được kiến thức về công tác PCCC tại chổ.
  • Biết cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chổ khi có phát sinh sự cố cháy nổ.

2.    NỘI DUNG HUẤN LUYỆN:

2.1  Lý thuyết:

2.1.1 Khái niệm về cháy – nổ.

  • Khái niệm cháy:

+ Dấu hiệu đặt trưng của cháy là: phản ứng hóa học, tỏa nhiệt, phát ra ánh sáng.

+ Cháy là một hiện tượng phản ứng hóa học có tỏa ra nhiệt và phát sinh ra ánh sáng (TCVN 5303:1990).

  • Khái niệm nổ:

Căn cứ vào tính chất, nổ được khái niệm theo 2 hướng:

Nổ lý học: là do áp suất bên trong một thể tích tăng lên quá cao, thể tích đó không chịu đựng được áp suất lớn nên xảy ra nổ (nổ lốp xe, nổ bong bóng, nổ bình gas,…).

Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh, làm hỗn hợp không khí xung quanh giản nở đột biến, sinh ra công, dẫn đến nổ (pháo hoa; thuốc súng;….).

2.1.2 Cấu tạo đám cháy:

  • Sự cháy được hình thành từ 3 yếu tố và 3 điều kiện cần:

Yếu tố: Oxy, Chất cháy, Nguồn nhiệt.

  • Điều kiện cần:

Oxy: nồng độ Oxy lớn hơn 14% (môi trường xung quanh hiện tại là khoảng 22%).

Nguồn nhiệt: phải đạt đến giới hạn bắt cháy của chất cháy.

Thời gian: tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để phát sinh cháy.

2.1.3 Biện pháp phòng cháy.

  • Phòng cháy:

Loại trừ chất cháy: Những nơi có nguồn nhiệt hoặc thường phát sinh nguồn nhiệt, thì không được đặt chất cháy ở gần (xăng không để gần bếp nấu); Hạn chế khối lượng chất cháy (quy định khối lượng trong ca làm việc); Thay chất dễ cháy bằng chất khó cháy (nhà lá thay nhà gạch); Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt (che chắn; để xa,..).

Tác động vào nguồn nhiệt: Triệt tiêu nguồn nhiệt (không đun nấu, không hút thuốc trong kho); Giám sát nguồn nhiệt (đặt nhiệt kế trong kho); Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt.

Tác động vào ôxy: tách oxy ra chất cháy (đắp khăn ướt lên bình gas đang cháy); ngắt ôxy trong phòng – cách này khó thực hiện, do lượng oxy luôn có xung quanh với mức khoảng 22% (điều kiện đủ 14%). Tuy nhiên, đối với phòng kho chứa thiết bị quý hiếm, sẽ bom 1 lượng khí trơ vào phòng, làm giảm nồng độ oxy, tạo môi trường không cháy.

2.1.4 Phân loại đám cháy.

Đám cháy được chia ra làm 5 loại (theo TCVN 4878:2009):

Loại A: Đám cháy chất rắn.

Loại B: Đám cháy chất lỏng.

Loại C: Đám cháy chất khí.

Loại D: Đám cháy kim loại.

Loại F: Đám cháy dầu mỡ động thực vật trong các thiết bị nấu nướng.

2.1.5 Tiêu lệnh chữa cháy.

– Tiêu lệnh chữa cháy: là những chỉ dẫn, hướng dẫn những bước để khắc phục ngọn lửa, tránh cho nó lan ra rộng và cũng như giữ an toàn tính mạng cho mọi người mỗi khi có hỏa hoạn.

– Bộ tiêu lệnh chữa cháy thường được dán ở những nơi thuận tiện nhiều người qua lại giúp mọi người có thể đọc dễ dàng và hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy.

– Tiêu lệnh chữa cháy đúng tiêu chuẩn sẽ gồm có 4 bước:

  1. Khi có xảy ra cháy nổ thì phải động gấp.
  2. Cúp cầu dao điện khi gặp cháy nổ.
  3. Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa.
  4. Gọi điện 114 đến đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp

2.1.6 Phân biệt nhận dạng bình chữa cháy.

Để phân biệt đâu là bình chữa cháy dạng Bột và đâu là bình chữa cháy dạng khí, chúng ta quan sát thực tế ở những đặc điểm sau:

  1. 1. Dây loa vòi (loa phun):

– Bình khí CO2: có ống loa phun to, có dạng hình V.

– Bình Bột: ống loa phun nhỏ.

  1. Đồng hồ đo áp suất:

– Bình khí CO2: không có đồng hồ đo áp suất.

– Bình Bột: có đồng hồ đo áp suất.

  1. Thông số kỹ thuật dán nhãn trên thân bình:

– Bình khí CO2: có ký hiệu là MT.

– Bình Bột: có ký hiệu là MFZ; ABC; BC.

2.1.7 Cấu tạo và sử dụng bình chữa cháy dạng Bột.

  1. Cấu tạo:

– Thân bình có dạng hình trụ đứng, được làm bằng thép chịu lực cao, bình thường được sơn màu đỏ, trên thân bình có dán thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

– Trên miệng bình có cụm van kim, trên cụm van kim có:

Tay cò (tay xách): có tác dụng làm van khóa (kích hoạt truyền dẫn chất chữa cháy bên trong đi ra ngoài), đồng thời cũng là tay xách để di chuyển bình.

Chốt chì niêm phong: thể hiện tính đám bảo nguyên vẹn của bình.

Đồng hồ áp suất: kiểm tra theo dõi áp suất bên trong bình.

Loa phun: làm từ nhựa, ống dẫn mềm chiều dài khoảng 40-50cm.

– Bên trong bình có ống nhựa Syphon nối thẳng tới cụm van kim, dùng để truyền dẫn chất chữa cháy bên trong đi ra ngoài.

– Chất chữa cháy bên trong bình là dạng bột trắng mịn. Khí đẩy được nạp chung với bột (khí đẩy là dạng khí trơ, không cháy, không dẫn điện, loại khí thường sử dụng là acrron; N2; Co2).

  1. Cách sử dụng:

– Bước 1: Di chuyển bình đến nơi có cháy.

*** Trong quá trình di chuyển bình, phải lắc xóc bình từ 3 đến 4 lần.

– Bước 2: Rút chốt hãm chì.

– Bước 3: Cầm loa phun hướng thẳng về đám cháy và bóp cò phun (phun vào gốc lửa).

Chú ý:

– Vị trí đứng cách đám cháy từ 1,5 – 4m (tùy vào đám cháy).

– Đứng trên hướng gió để phun.

– Khi bóp van phun phải bóp sâu, chặt, dứt khoác (bóp van phun cho đến khi lửa tắt, hoặc chất chữa cháy bên trong đã hết).

– Thích hợp cho đám cháy ngoài trời, không thích hợp cho đám cháy liên quan vi mạch điện tử.

2.1.8 Cấu tạo và sử dụng bình chữa cháy dạng CO2.

  1. Cấu tạo:

– Thân bình có dạng hình trụ đứng, được làm bằng thép đúc nguyên khối, bình thường được sơn màu đỏ, trên thân bình có dán thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

– Trên miệng bình có cụm van kim, trên cụm van kim có:

Tay cò (tay xách): có tác dụng làm van khóa (truyền dẫn chất chữa cháy bên trong đi ra ngoài), đồng thời cũng là tay xách để di chuyển bình.

Chốt chì niêm phong: thể hiện tính đám bảo nguyên vẹn của bình.

Van xả an toàn: Khi áp suất bên trong vượt mức, van xả sẽ kích hoạt xả khí để bình không bị nổ hoặc hư hỏng.

Loa phun: làm từ nhựa hoặc sắt, ống dẫn mềm chiều dài khoảng 40-50cm.

– Bên trong bình có ống nhựa Syphon nối thẳng tới cụm van kim, dùng để truyền dẫn chất chữa cháy bên trong đi ra ngoài.

– Chất chữa cháy bên trong bình là khí Co2 hóa lỏng. Khí chữa cháy khi được phun ra ngoài có nhiệt độ là -79 độ.

  1. Cách sử dụng:

– Bước 1: Di chuyển bình đến nơi có cháy.

– Bước 2: Rút chốt hãm chì.

– Bước 3: Cầm tay loa phun hướng thẳng về đám cháy và bóp cò phun (phun vào bề mặt lửa).

Chú ý:

– Vị trí đứng cách đám cháy từ 1,5 – 4m (tùy vào đám cháy).

– Đứng trên hướng gió để phun.

– Khi bóp van phun phải bóp sâu, chặt, dứt khoác (bóp van phun cho đến khi lửa tắt, hoặc chất chữa cháy bên trong đã hết).

– Không phun vào cơ thể.

– Phải cầm loa phun tại tay nắm, không được cầm ở đoạn đầu hoặc đoạn giữa loa phun.

– Không thích hợp cho đám cháy ngoài trời, phù hợp cho các đám cháy trong phòng hoặc đám cháy vi mạch điện từ.

– Không sử dụng CO2 cho các đám cháy về kim loại => gây phản ứng hóa học, hoặc các chất cháy có gốc kim loại kiềm, kiềm thổ (nhôm, kim loại đen) => sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

2.1.9 Cấu tạo và sử dụng bình chữa cháy dạng Bọt Foam.

  1. Cấu tạo:

-Thân bình được làm bằng thép chịu lực cao, có dạng hình trục đúng, bình thường được sơn màu đỏ.

-Trên thân bình có dán thông số kỹ thuật của nhà sản xuất

-Trên miệng bình là cụm van kim (van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp (tay xách).

-Chất chữa cháy bên trong là bọt Foam, khí đẩy và ống nhưa Syphon truyền dẫn chất chữa cháy ra bên ngoài. Bọt Foam được tạo bởi 3 thành phần chính là nước, bọt cô đặc và không khí. Bọt chữa cháy bên trong gồm 1 trong 2 loại:

Bọt Foam AFFF: Có chất chữa cháy tạo thành màn sương phủ lên mặt phẳng.

Bọt Fpam ARC: Có chất chữa cháy tạo thành màn nhầy trên mặt phẳng.

Bình Foam chữa cháy tốt cho các đám cháy loại A và B. Không sử dụng bình Foam cho đám cháy loại C và F.

  1. Cách sử dụng:

– Bước 1: Di chuyển bình đến nơi có cháy.

– Bước 2: Rút chốt hãm chì.

– Bước 3: Cầm tay loa phun hướng thẳng về đám cháy và bóp cò phun (phun vào bề mặt lửa).

2.1.10 Cấu tạo và sử dụng dây cuộn vòi chữa cháy.

  1. Cấu tạo:

– Cuộn vòi chữa cháy: được làm từ sợi tổng hợp, bên trong có tráng cao su, được sử dụng để truyền chất chữa cháy đến khu vực cháy để dập tắt lửa. (TCVN 5740:2009).

– Đồ dài cuộn dây phải bằng 20m (± 0,2 m).

– Ở 2 đầu dây là khớp nối được làm bằng gang hoặc nhôm.

– Đầu lăng chữa cháy: có dạng hình chóp (hình nón), có chiều dài khoảng 25cm – 45cm (tùy vào loại lăng tay hay lăng giá). Thường được làm bằng gang hoặc nhôm.

  1. Cách sử dụng:

Cách sử dụng (đứng cầm lăng):

– Bước 1: Nhanh chóng mang cuộn vòi chữa cháy ra ngoài từ tủ đựng.

– Bước 2: Rải vòi chữa cháy.

– Bước 3: Lắp ráp đầu lăng vào vòi chữa cháy (1 đầu ráp vào lăng, đầu còn lại ráp vào họng nước hoặc dây vòi khác).

– Bước 4: Tư thế cầm vòi:

+ Chân trái (chân không thuận) bước về phía trước 1 bước chân, 2 chân giữ tư thế vững chắc.

+ Tay trái (tay không thuận) cầm vào phần chóp dầu lăng (cách chóp lăng 2-4cm).

+ Tay phải (tay thuận) cầm đoạn khoảng giữa ở phần nối đầu lăng với dây vòi.

+ Dùng phần eo của cơ thể làm bệ tì vững chắc.

+ Mặt và đầu lăng hướng thẳng về đám cháy.

– Cách sử dụng (Ngồi cầm lăng):

– Các bước điều giống như tư thế đứng. Nhưng với tư thế ngồi cầm lăng thì chúng ta sử dụng phần gót chân phải làm điểm tựa cho phần mông khi ngồi. Đầu gối chân trái làm bệ tì cho tay trái cầm lăng.

Các bài viết khác

CÔNG TY TNHH DV BẢO VỆ YUKI Á CHÂU

Địa chỉ: Tầng 12B, Tòa nhà Cienco 4, 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện Thoại: 028.3600.1368

VPĐD: Số 1238, Đường Lê Hồng Phong, P.Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện Thoại: 0274. 390.1368    Fax: 0274. 3689.993

Email: yukiachau@gmail.com  Website: yukiachau.vn 

Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn khách hàng
0989 25 25 06
  • Hotline: 0918 267 033 (Ms Yến)
  • Email: yukiachau@gmail.com
Copyright © 2020 Yuki Á Châu. All rights reserved. Design by Nina
  • Đang online: 1
  • Truy cập ngày: 25
  • Tỗng lượt xem: 99462